Thứ Hai, 2 tháng 9, 2024
Thứ hai, ngày 02/09/2024 15:00 PM (GMT+7)
Từng là nơi Hoàng đế Bảo Đại làm lễ thoái vị, kết thúc vương triều Nguyễn vào năm 1945. Đã 79 năm trôi qua, cổng Ngọ Môn đã trở thành một phần của Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa thế giới, là điểm đến hấp dẫn, yêu thích của du khách.
Là một trong những hình ảnh mang biểu tượng của Cố đô Huế, Ngọ Môn cùng với nhiều công trình văn hóa kiến trúc thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhân là Di sản Văn hóa thế giới.
Vào 79 năm trước, ngày 30/8/1945 tại Quảng trường Ngọ Môn - Kinh đô Huế đánh dấu một thời khắc lịch sử khó quên, Hoàng đế Bảo Đại đã làm lễ thoái vị, trao ấn và kiếm - biểu tượng quyền lực của vương triều Nguyễn, cho đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời. Sau đó, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lúc đầu, vua Gia Long cho đặt ở đó một cái đài là “Nam khuyết”. Đến năm 1883, khi chỉnh lý các công trình xây dựng cơ bản trong Hoàng thành, vua Minh Mạng cho làm mới một hệ thống cửa ra vào, với quy mô đồ sộ, và từ đó Ngọ Môn ra đời.
Ngọ Môn quay mặt về hướng Nam, nằm trên trục chính thần đạo, cấu trúc tổng thể theo hình chữ U vuông góc. Ngọ Môn mang ý nghĩa về không gian, phương hướng chứ không phải về thời gian.
Cổng thường chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi nhà vua ra vào Hoàng thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng cung.
Từ cổng Ngọ Môn nhìn ra là khu quảng trường rộng lớn, phía trước là di tích Kỳ đài - cũng thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Lầu Ngũ Phụng ở trên nền đài, có hai tầng, tầng dưới lớn, tầng trên nhỏ, với 13 gian kết cấu thành một bộ khung cũng theo hình chữ U như nền đài. Tuy cùng chung một bộ khung sườn làm bằng gỗ lim, nhưng ở phần trên lại tách ra thành 9 bộ mái riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, tạo nên sự nhấp nhô của các hình khối trong không gian như những con chim phụng đang bay, vì vậy, dân gian gọi là lầu Ngũ Phụng.
Mái lầu lợp ngói tráng men vàng và xanh lá cây (ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly), ngói lợp theo kiểu âm dương. Lầu Ngũ Phụng có tới 100 cột, trong đó 48 cột dài xuyên suốt cả hai tầng.
Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ nghi quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)... Ngày 30/8/1945, tại cửa Ngọ Môn, vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã đọc chiếu Thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiện tại, nơi đây có trưng trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên từ các tiêu bản kim ấn triều Nguyễn lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Trong đó có ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo, và ấn của các Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử …
Ngày nay, Ngọ Môn - Huế là điểm đến ấn tượng, hấp dẫn và đầy yêu thích của khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới.
Viết Niệm
Từng là nơi Hoàng đế Bảo Đại làm lễ thoái vị, kết thúc vương triều Nguyễn vào năm 1945. Đã 79 năm trôi qua, cổng Ngọ Môn đã trở thành một phần của Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa thế giới, là điểm đến hấp dẫn, yêu thích của du khách.
Là một trong những hình ảnh mang biểu tượng của Cố đô Huế, Ngọ Môn cùng với nhiều công trình văn hóa kiến trúc thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhân là Di sản Văn hóa thế giới.
Vào 79 năm trước, ngày 30/8/1945 tại Quảng trường Ngọ Môn - Kinh đô Huế đánh dấu một thời khắc lịch sử khó quên, Hoàng đế Bảo Đại đã làm lễ thoái vị, trao ấn và kiếm - biểu tượng quyền lực của vương triều Nguyễn, cho đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời. Sau đó, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Lúc đầu, vua Gia Long cho đặt ở đó một cái đài là “Nam khuyết”. Đến năm 1883, khi chỉnh lý các công trình xây dựng cơ bản trong Hoàng thành, vua Minh Mạng cho làm mới một hệ thống cửa ra vào, với quy mô đồ sộ, và từ đó Ngọ Môn ra đời.
Ngọ Môn quay mặt về hướng Nam, nằm trên trục chính thần đạo, cấu trúc tổng thể theo hình chữ U vuông góc. Ngọ Môn mang ý nghĩa về không gian, phương hướng chứ không phải về thời gian.
Cổng thường chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi nhà vua ra vào Hoàng thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng cung.
Từ cổng Ngọ Môn nhìn ra là khu quảng trường rộng lớn, phía trước là di tích Kỳ đài - cũng thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Lầu Ngũ Phụng ở trên nền đài, có hai tầng, tầng dưới lớn, tầng trên nhỏ, với 13 gian kết cấu thành một bộ khung cũng theo hình chữ U như nền đài. Tuy cùng chung một bộ khung sườn làm bằng gỗ lim, nhưng ở phần trên lại tách ra thành 9 bộ mái riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, tạo nên sự nhấp nhô của các hình khối trong không gian như những con chim phụng đang bay, vì vậy, dân gian gọi là lầu Ngũ Phụng.
Mái lầu lợp ngói tráng men vàng và xanh lá cây (ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly), ngói lợp theo kiểu âm dương. Lầu Ngũ Phụng có tới 100 cột, trong đó 48 cột dài xuyên suốt cả hai tầng.
Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ nghi quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)... Ngày 30/8/1945, tại cửa Ngọ Môn, vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã đọc chiếu Thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiện tại, nơi đây có trưng trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên từ các tiêu bản kim ấn triều Nguyễn lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Trong đó có ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo, và ấn của các Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử …
Ngày nay, Ngọ Môn - Huế là điểm đến ấn tượng, hấp dẫn và đầy yêu thích của khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới.
Viết Niệm