Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024
aespa biểu diễn ở lễ trao giải The Fact Music Awards 2024 diễn ra tại Nhật Bản. Ảnh: X
Các
lễ trao giải âm nhạc
là nơi nhu cầu biểu diễn, tập luyện và xuất hiện trước công chúng cao hơn bao giờ hết. Khi bản chất cạnh tranh của ngành công nghiệp Kpop thúc đẩy các nghệ sĩ phải liên tục xuất sắc và duy trì hình ảnh hoàn hảo… nhiều nghệ sĩ đang phải chịu đựng sự tàn phá về thể chất và tinh thần vì lịch trình khắc nghiệt.
Điều này làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe lâu dài và sự bền vững của sự nghiệp các thần tượng.
Theo Hiệp hội Nội dung Âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA), năm nay Hàn Quốc có hơn 20 lễ trao giải âm nhạc lớn do các công ty nội dung, nền tảng phát nhạc trực tuyến và các đơn vị truyền thông tổ chức.
Ngược lại, Mỹ - thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới - chỉ tổ chức 3 lễ trao giải lớn: giải Grammy, giải thưởng Âm nhạc Billboard và giải thưởng Âm nhạc Mỹ. Đặt trên cán cân so sánh thì số lượng các chương trình trao giải Kpop là quá nhiều.
Và số lượng lễ trao giải Kpop tiếp tục tăng. Chỉ riêng trong 5 năm qua, đã có hơn 5 lễ trao giải mới được ra mắt, và sẽ có thêm 3 đến 4 lễ trao giải khác ra mắt trong năm nay.
Các công ty giải trí địa phương chịu áp lực rất lớn khi phải để nghệ sĩ tham gia, đặc biệt là các sự kiện do công ty truyền thông tổ chức.
"Chúng tôi cảm thấy có áp lực, nhưng các đơn vị truyền thông đã sử dụng sức ảnh hưởng để đảm bảo việc nghệ sĩ sẽ có mặt trong các sự kiện của họ. Đó là lý do tại sao, đầu năm nay, KOMCA đã đưa ra một tuyên bố đề xuất ký hợp đồng tham gia các lễ trao giải", một quan chức từ 1 trong 3
công ty Kpop
hàng đầu, cho biết.
Nhóm nhạc Kpop NewJeans nhận giải Biểu tượng toàn cầu ở The Fact Music Awards 2024. Ảnh: X
Với việc nhu cầu xem trình diễn Kpop ngày càng cao, các chương trình trao giải đã áp dụng định dạng hòa nhạc "tổng hợp". Thay vì chỉ trao giải thưởng, nhiều sự kiện còn bán vé và buộc các ngôi sao Kpop phải biểu diễn.
Một quan chức khác nhấn mạnh đến sự căng thẳng xuất phát từ quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng của nghệ sĩ để tham gia các lễ trao giải: "Các nghệ sĩ Kpop phải dành nhiều ngày, đôi khi thậm chí nhiều tuần, để chuẩn bị hậu trường chỉ cho một vài phút biểu diễn. Thực tế là các nghệ sĩ và người sáng tạo buộc phải đầu tư rất nhiều thời gian và nguồn lực vào việc chuẩn bị cho các chương trình này. Điều này làm giảm sự tập trung chính của họ - đó là tạo ra nội dung gốc của riêng mình”.
Nhà phê bình văn hóa đại chúng Jung Deok Hyun cũng đồng tình với những lo ngại kể trên. Ông lưu ý rằng, mặc dù bản thân các lễ trao giải không có vấn đề gì, nhưng áp lực phải tham gia có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với
nghệ sĩ
.
“Vấn đề chính là đảm bảo rằng ý chí tự do của nghệ sĩ phải được tôn trọng. Nếu nghệ sĩ được mời đến sự kiện danh giá như Grammy, họ sẽ muốn tham dự một cách tự nhiên. Nhưng khi không được công nhận ở mức độ đó, việc tham gia sẽ đi kèm với chi phí về thể chất và thời gian.
Với các lễ trao giải liên tiếp, gánh nặng về thể chất đối với nghệ sĩ tăng lên và khi lịch trình chồng chéo, nguy cơ tai nạn và các vấn đề sức khỏe cũng tăng lên” - nhà phê bình nhận định.
Để ứng phó với những lo ngại, KOMCA đã thành lập Hội đồng Cải thiện Lễ trao giải Âm nhạc vào tháng 5 năm nay, như một phần của sáng kiến rộng hơn nhằm thiết lập hướng dẫn cho các lễ trao giải Kpop. Xây dựng hợp đồng chuẩn cho sự tham gia của nghệ sĩ, thúc đẩy sự tự điều chỉnh trong ngành.
Các
lễ trao giải âm nhạc
là nơi nhu cầu biểu diễn, tập luyện và xuất hiện trước công chúng cao hơn bao giờ hết. Khi bản chất cạnh tranh của ngành công nghiệp Kpop thúc đẩy các nghệ sĩ phải liên tục xuất sắc và duy trì hình ảnh hoàn hảo… nhiều nghệ sĩ đang phải chịu đựng sự tàn phá về thể chất và tinh thần vì lịch trình khắc nghiệt.
Điều này làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe lâu dài và sự bền vững của sự nghiệp các thần tượng.
Theo Hiệp hội Nội dung Âm nhạc Hàn Quốc (KOMCA), năm nay Hàn Quốc có hơn 20 lễ trao giải âm nhạc lớn do các công ty nội dung, nền tảng phát nhạc trực tuyến và các đơn vị truyền thông tổ chức.
Ngược lại, Mỹ - thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới - chỉ tổ chức 3 lễ trao giải lớn: giải Grammy, giải thưởng Âm nhạc Billboard và giải thưởng Âm nhạc Mỹ. Đặt trên cán cân so sánh thì số lượng các chương trình trao giải Kpop là quá nhiều.
Và số lượng lễ trao giải Kpop tiếp tục tăng. Chỉ riêng trong 5 năm qua, đã có hơn 5 lễ trao giải mới được ra mắt, và sẽ có thêm 3 đến 4 lễ trao giải khác ra mắt trong năm nay.
Các công ty giải trí địa phương chịu áp lực rất lớn khi phải để nghệ sĩ tham gia, đặc biệt là các sự kiện do công ty truyền thông tổ chức.
"Chúng tôi cảm thấy có áp lực, nhưng các đơn vị truyền thông đã sử dụng sức ảnh hưởng để đảm bảo việc nghệ sĩ sẽ có mặt trong các sự kiện của họ. Đó là lý do tại sao, đầu năm nay, KOMCA đã đưa ra một tuyên bố đề xuất ký hợp đồng tham gia các lễ trao giải", một quan chức từ 1 trong 3
công ty Kpop
hàng đầu, cho biết.
Nhóm nhạc Kpop NewJeans nhận giải Biểu tượng toàn cầu ở The Fact Music Awards 2024. Ảnh: X
Với việc nhu cầu xem trình diễn Kpop ngày càng cao, các chương trình trao giải đã áp dụng định dạng hòa nhạc "tổng hợp". Thay vì chỉ trao giải thưởng, nhiều sự kiện còn bán vé và buộc các ngôi sao Kpop phải biểu diễn.
Một quan chức khác nhấn mạnh đến sự căng thẳng xuất phát từ quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng của nghệ sĩ để tham gia các lễ trao giải: "Các nghệ sĩ Kpop phải dành nhiều ngày, đôi khi thậm chí nhiều tuần, để chuẩn bị hậu trường chỉ cho một vài phút biểu diễn. Thực tế là các nghệ sĩ và người sáng tạo buộc phải đầu tư rất nhiều thời gian và nguồn lực vào việc chuẩn bị cho các chương trình này. Điều này làm giảm sự tập trung chính của họ - đó là tạo ra nội dung gốc của riêng mình”.
Nhà phê bình văn hóa đại chúng Jung Deok Hyun cũng đồng tình với những lo ngại kể trên. Ông lưu ý rằng, mặc dù bản thân các lễ trao giải không có vấn đề gì, nhưng áp lực phải tham gia có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với
nghệ sĩ
.
“Vấn đề chính là đảm bảo rằng ý chí tự do của nghệ sĩ phải được tôn trọng. Nếu nghệ sĩ được mời đến sự kiện danh giá như Grammy, họ sẽ muốn tham dự một cách tự nhiên. Nhưng khi không được công nhận ở mức độ đó, việc tham gia sẽ đi kèm với chi phí về thể chất và thời gian.
Với các lễ trao giải liên tiếp, gánh nặng về thể chất đối với nghệ sĩ tăng lên và khi lịch trình chồng chéo, nguy cơ tai nạn và các vấn đề sức khỏe cũng tăng lên” - nhà phê bình nhận định.
Để ứng phó với những lo ngại, KOMCA đã thành lập Hội đồng Cải thiện Lễ trao giải Âm nhạc vào tháng 5 năm nay, như một phần của sáng kiến rộng hơn nhằm thiết lập hướng dẫn cho các lễ trao giải Kpop. Xây dựng hợp đồng chuẩn cho sự tham gia của nghệ sĩ, thúc đẩy sự tự điều chỉnh trong ngành.