Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024
Truyền dạy lề lối hầu đồng chuẩn mực là trách nhiệm của nghệ nhân
Tại đây, nhiều nghệ nhân, thanh đồng đạo quan đã chia sẻ, đóng góp ý kiến về việc thực hành di sản sao cho đúng chuẩn mực, ngày càng đi vào nề nếp, quy củ. Đặc biệt, sự kiện cũng bàn cách ngăn chặn sự lệch lạc, biến tướng… trong hầu đồng, làm mất đi giá trị tốt đẹp của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Các nghệ nhân chụp ảnh kỷ niệm cùng các thanh đồng tại sự kiện. Ảnh: HLG
NNƯT Đặng Ngọc Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016.
Sức mạnh và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn, đáp ứng nhu cầu và khát vọng trong đời sống thường nhật của con người về sức khỏe, bình an và thành đạt. Với những giá trị đặc biệt, di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt ngày càng có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng, lan tỏa những thông điệp, ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.
NNƯT Đặng Ngọc Anh cũng chia sẻ những trăn trở khi thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều hiện tượng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu không đúng chuẩn mực. có biểu hiện lệch lạc. Những hiện tượng này được livestream trên mạng, thương mại hóa di sản, phán truyền điều mê tín... dẫn đến sự khó kiểm soát và gây ảnh hưởng lớn tới tín ngưỡng đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bởi vậy, từ tâm huyết của mình, NNƯT Đặng Ngọc Anh cùng các nghệ nhân, thanh đồng đạo quan có uy tín ở nhiều địa phương đã cùng chung sức thực hiện việc truyền dạy Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại đền Mẫu Phố Cò (sông Công, Thái Nguyên).
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều biểu hiện lệch lạc, biến tướng trong lề lối, cách thức diễn xướng, hầu đồng… các nghệ nhân muốn truyền dạy lề lối chuẩn mực. Ảnh: HLG
"Với mỗi một nghệ nhân, thanh đồng đạo quan thì gìn giữ nét đẹp Đạo Mẫu là trách nhiệm, là bổn phận. Trước khi trao truyền cho các đệ tử, thanh đồng… bản thân các nghệ nhân cũng phải kiểm điểm lại mình trước, hoàn thiện mình trước. Phải nghiên cứu, đọc hiểu, nắm vững các lề lối mà các tiền nhân đi trước đã truyền dạy trực tiếp và di huấn qua sách vở. Phải hiểu rõ, hầu đồng không phải mê tín dị đoan mà để tôn vinh các vị Tiên – Thánh đã có công với dân, với nước.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều biểu hiện lệch lạc, biến tướng trong lề lối, cách thức diễn xướng, hầu đồng… chúng tôi không thể ngồi im được. Việc đóng góp tâm tài trí đức để cùng các nhà quản lý, các chuyên gia thực hiện tốt Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO là điều mà ai nhận mình là con của Mẫu cũng phải làm.
Chúng tôi chung tay tổ chức hội thảo với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo cơ quan quản lý văn hóa và đông đảo thanh đồng đạo quan, nghệ nhân gạo cội với mong muốn đóp góp ý kiến và xây dựng lề lối thực hành tín ngưỡng chuẩn chỉnh, phù hợp với các tiêu chuẩn, chỉnh lý các vấn đề còn tồn tại và xây dựng những giá trị tiêu biểu phù hợp với đạo lý dân tộc, nguồn cội thánh linh, tính thiêng của việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt", NNƯT Đặng Ngọc Anh nhấn mạnh.
Theo NNƯT Đặng Ngọc Anh, đây là năm thứ 3, Đền Mẫu Phố Cò và các thủ nhang, đồng đền ở nhiều địa phương thực hiện việc truyền dạy thực thành tín ngưỡng thờ Mẫu một cách chuẩn mực, đúng bài bản. Và tính đến nay, các nghệ nhân đã trao truyền cho hơn 1000 thanh đồng, đệ tử… Nhiều thanh đồng sau khi tham gia khóa truyền dạy này đã tự điều chỉnh lại lề lối và truyền dạy lại cho các thanh đồng khác.
Bằng mọi cách ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc
Theo các nghệ nhân, việc truyền dạy lề lối thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là việc làm thiết thực, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và thực hành theo đúng thể thức mà người xưa truyền dạy.
Ông Đặng Quang Tuấn, Thủ nhang đền Phú An Linh từ (Phú Thọ) có 46 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định: "10 phần phụng sự thánh thì 3 phần là nghi lễ, 7 phần là xử sự, rất khó, không hề đơn giản. Ngày xưa các cụ muốn nghe hát văn bằng radio cũng phải thắp hương vái mới mở nghe. Không phải mượn thánh mượn thần, xem bói trên TikTok vô tội vạ như bây giờ".
Nghệ nhân trình bày tham luận tại sự kiện. Ảnh: HLG
Thủ nhang đồng đền Nguyễn Hoàng Vinh (đền Hồng Ân linh từ) cho rằng, thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ có rất nhiều phần, nội dung phong phú, vì thế việc truyền dạy cần thời gian và không phải cứ dạy là làm được.
"Thực hành các nghi lễ, phụng sự Thánh không phải ai cũng có thể làm được mà phụ thuộc vào "vua yêu bắt lính, mẫu mến chấm đồng", tức phải có duyên với việc thánh, có căn quả. Nhưng chính việc 'Ai là người có căn? Ai không có căn? Người có căn quả biểu hiện như thế nào? Nghi lễ cho những người có căn ra hầu thánh như thế nào?… cũng là vấn đề nan giải, gây tranh cãi.
Nhưng khi đã chính thức được là thanh đồng, ai là người có đủ trình độ, kiến thức để làm thầy, để dẫn dắt đệ tử là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm sâu sắc. Nếu không sẽ tạo thành sai dây chuyền, thầy sai, dẫn tới đệ tử sai…", thủ nhang Nguyễn Hoàng Vinh chia sẻ.
Nghệ nhân Vương Danh Thưởng chuyên dạy hát chầu văn (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) cho rằng, hầu bóng và hát văn là 2 yếu tố quan trọng trong thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu, để dâng lên thánh điệu múa thiêng, điệu hát hoa mĩ nhất.
NNƯT Đặng Ngọc Anh cho rằng, hầu đồng là để tôn vinh các bậc Tiên Thánh đã có công với dân với nước, không phải mê tín dị đoan. Ảnh: HLG
"Nếu thầy đồng sai thì hát văn cũng sai. Mong rằng các cơ quan quản lý Nhà nước, các nghệ nhân có uy tín cùng lên tiếng để tạo được quy chuẩn chung trong việc hầu thánh, để không bị vàng thau lẫn lộn. Tôi rất mừng vì vẫn còn nhiều người trẻ đang đi đúng hướng, cùng gìn giữ, bảo tồn phát huy giá trị di sản phi vật thể đại diện của nhân loại", nghệ nhân Vương Danh Thưởng chia sẻ.
Để không còn tình trạng lợi dụng tín ngưỡng kinh doanh, làm ảnh hưởng tới uy tín của những thanh đồng đang cố gắng gìn giữ và phát huy giá trị di sản được UNESCO ghi danh, NNƯT Đặng Ngọc Anh mong muốn thành lập Câu lạc bộ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt.
CLB nhằm thực hiện đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Luật di sản văn hóa về gìn giữ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, không mê tín dị đoan.
PGS.TS Lê Văn Toàn, nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng nhấn mạnh: "Chúng ta có nhiều quy định mới để tạo điều kiện phát huy giá trị di sản phù hợp với đời sống hôm nay, hòa nhập nhưng không hòa tan.
NNƯT Đặng Ngọc Anh đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam trao giấy khen cho nghệ nhân Dương Quang Bảo. Ảnh: HLG
Không chỉ với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nhiều di sản văn hóa phi vật thể vẫn được thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị thông qua việc truyền khẩu, truyền dạy từ thế hệ này đến thế hệ khác".
Theo ông Toàn, ngoài tâm huyết của các nghệ nhân, rất cần cơ quan quản lý nhà nước cho phép thành lập hội, hiệp hội để chuẩn hóa các hoạt động, từ đó việc truyền dạy cũng sẽ bài bản hơn, tạo sức mạnh liên kết của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản".
Tại đây, nhiều nghệ nhân, thanh đồng đạo quan đã chia sẻ, đóng góp ý kiến về việc thực hành di sản sao cho đúng chuẩn mực, ngày càng đi vào nề nếp, quy củ. Đặc biệt, sự kiện cũng bàn cách ngăn chặn sự lệch lạc, biến tướng… trong hầu đồng, làm mất đi giá trị tốt đẹp của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Các nghệ nhân chụp ảnh kỷ niệm cùng các thanh đồng tại sự kiện. Ảnh: HLG
NNƯT Đặng Ngọc Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016.
Sức mạnh và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chính là thể hiện truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn, đáp ứng nhu cầu và khát vọng trong đời sống thường nhật của con người về sức khỏe, bình an và thành đạt. Với những giá trị đặc biệt, di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt ngày càng có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng, lan tỏa những thông điệp, ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.
NNƯT Đặng Ngọc Anh cũng chia sẻ những trăn trở khi thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều hiện tượng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu không đúng chuẩn mực. có biểu hiện lệch lạc. Những hiện tượng này được livestream trên mạng, thương mại hóa di sản, phán truyền điều mê tín... dẫn đến sự khó kiểm soát và gây ảnh hưởng lớn tới tín ngưỡng đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bởi vậy, từ tâm huyết của mình, NNƯT Đặng Ngọc Anh cùng các nghệ nhân, thanh đồng đạo quan có uy tín ở nhiều địa phương đã cùng chung sức thực hiện việc truyền dạy Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại đền Mẫu Phố Cò (sông Công, Thái Nguyên).
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều biểu hiện lệch lạc, biến tướng trong lề lối, cách thức diễn xướng, hầu đồng… các nghệ nhân muốn truyền dạy lề lối chuẩn mực. Ảnh: HLG
"Với mỗi một nghệ nhân, thanh đồng đạo quan thì gìn giữ nét đẹp Đạo Mẫu là trách nhiệm, là bổn phận. Trước khi trao truyền cho các đệ tử, thanh đồng… bản thân các nghệ nhân cũng phải kiểm điểm lại mình trước, hoàn thiện mình trước. Phải nghiên cứu, đọc hiểu, nắm vững các lề lối mà các tiền nhân đi trước đã truyền dạy trực tiếp và di huấn qua sách vở. Phải hiểu rõ, hầu đồng không phải mê tín dị đoan mà để tôn vinh các vị Tiên – Thánh đã có công với dân, với nước.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều biểu hiện lệch lạc, biến tướng trong lề lối, cách thức diễn xướng, hầu đồng… chúng tôi không thể ngồi im được. Việc đóng góp tâm tài trí đức để cùng các nhà quản lý, các chuyên gia thực hiện tốt Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO là điều mà ai nhận mình là con của Mẫu cũng phải làm.
Chúng tôi chung tay tổ chức hội thảo với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo cơ quan quản lý văn hóa và đông đảo thanh đồng đạo quan, nghệ nhân gạo cội với mong muốn đóp góp ý kiến và xây dựng lề lối thực hành tín ngưỡng chuẩn chỉnh, phù hợp với các tiêu chuẩn, chỉnh lý các vấn đề còn tồn tại và xây dựng những giá trị tiêu biểu phù hợp với đạo lý dân tộc, nguồn cội thánh linh, tính thiêng của việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt", NNƯT Đặng Ngọc Anh nhấn mạnh.
Theo NNƯT Đặng Ngọc Anh, đây là năm thứ 3, Đền Mẫu Phố Cò và các thủ nhang, đồng đền ở nhiều địa phương thực hiện việc truyền dạy thực thành tín ngưỡng thờ Mẫu một cách chuẩn mực, đúng bài bản. Và tính đến nay, các nghệ nhân đã trao truyền cho hơn 1000 thanh đồng, đệ tử… Nhiều thanh đồng sau khi tham gia khóa truyền dạy này đã tự điều chỉnh lại lề lối và truyền dạy lại cho các thanh đồng khác.
Bằng mọi cách ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc
Theo các nghệ nhân, việc truyền dạy lề lối thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là việc làm thiết thực, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và thực hành theo đúng thể thức mà người xưa truyền dạy.
Ông Đặng Quang Tuấn, Thủ nhang đền Phú An Linh từ (Phú Thọ) có 46 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định: "10 phần phụng sự thánh thì 3 phần là nghi lễ, 7 phần là xử sự, rất khó, không hề đơn giản. Ngày xưa các cụ muốn nghe hát văn bằng radio cũng phải thắp hương vái mới mở nghe. Không phải mượn thánh mượn thần, xem bói trên TikTok vô tội vạ như bây giờ".
Nghệ nhân trình bày tham luận tại sự kiện. Ảnh: HLG
Thủ nhang đồng đền Nguyễn Hoàng Vinh (đền Hồng Ân linh từ) cho rằng, thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ có rất nhiều phần, nội dung phong phú, vì thế việc truyền dạy cần thời gian và không phải cứ dạy là làm được.
"Thực hành các nghi lễ, phụng sự Thánh không phải ai cũng có thể làm được mà phụ thuộc vào "vua yêu bắt lính, mẫu mến chấm đồng", tức phải có duyên với việc thánh, có căn quả. Nhưng chính việc 'Ai là người có căn? Ai không có căn? Người có căn quả biểu hiện như thế nào? Nghi lễ cho những người có căn ra hầu thánh như thế nào?… cũng là vấn đề nan giải, gây tranh cãi.
Nhưng khi đã chính thức được là thanh đồng, ai là người có đủ trình độ, kiến thức để làm thầy, để dẫn dắt đệ tử là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm sâu sắc. Nếu không sẽ tạo thành sai dây chuyền, thầy sai, dẫn tới đệ tử sai…", thủ nhang Nguyễn Hoàng Vinh chia sẻ.
Nghệ nhân Vương Danh Thưởng chuyên dạy hát chầu văn (Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội) cho rằng, hầu bóng và hát văn là 2 yếu tố quan trọng trong thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu, để dâng lên thánh điệu múa thiêng, điệu hát hoa mĩ nhất.
NNƯT Đặng Ngọc Anh cho rằng, hầu đồng là để tôn vinh các bậc Tiên Thánh đã có công với dân với nước, không phải mê tín dị đoan. Ảnh: HLG
"Nếu thầy đồng sai thì hát văn cũng sai. Mong rằng các cơ quan quản lý Nhà nước, các nghệ nhân có uy tín cùng lên tiếng để tạo được quy chuẩn chung trong việc hầu thánh, để không bị vàng thau lẫn lộn. Tôi rất mừng vì vẫn còn nhiều người trẻ đang đi đúng hướng, cùng gìn giữ, bảo tồn phát huy giá trị di sản phi vật thể đại diện của nhân loại", nghệ nhân Vương Danh Thưởng chia sẻ.
Để không còn tình trạng lợi dụng tín ngưỡng kinh doanh, làm ảnh hưởng tới uy tín của những thanh đồng đang cố gắng gìn giữ và phát huy giá trị di sản được UNESCO ghi danh, NNƯT Đặng Ngọc Anh mong muốn thành lập Câu lạc bộ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt.
CLB nhằm thực hiện đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Luật di sản văn hóa về gìn giữ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, không mê tín dị đoan.
PGS.TS Lê Văn Toàn, nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng nhấn mạnh: "Chúng ta có nhiều quy định mới để tạo điều kiện phát huy giá trị di sản phù hợp với đời sống hôm nay, hòa nhập nhưng không hòa tan.
NNƯT Đặng Ngọc Anh đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam trao giấy khen cho nghệ nhân Dương Quang Bảo. Ảnh: HLG
Không chỉ với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nhiều di sản văn hóa phi vật thể vẫn được thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị thông qua việc truyền khẩu, truyền dạy từ thế hệ này đến thế hệ khác".
Theo ông Toàn, ngoài tâm huyết của các nghệ nhân, rất cần cơ quan quản lý nhà nước cho phép thành lập hội, hiệp hội để chuẩn hóa các hoạt động, từ đó việc truyền dạy cũng sẽ bài bản hơn, tạo sức mạnh liên kết của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản".