Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024
* Bài viết của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.
Sáng nay, lúc 6h20, tôi nhận được tin nhắn của nhà báo Kim Toàn, nguyên phóng viên báo Giải phóng, nguyên TBT báo Hải Phòng: "Cụ Thái Duy mất lúc 9h tối qua rồi. Buồn quá nhà báo Sĩ Đại ơi"!
Buồn quá vì làng báo mất thêm một cây đại thụ.
Buồn vì thế gian vắng thêm một nhân cách lớn.
Nhầ thơ Nguyễn Sĩ Đại trong một lần trò chuyện cùng nhà báo Thái Duy. Ảnh: NVCC
Có những con người mà tài năng và nhân cách giống như một mặt trời, một giống cây quý hiếm có thể gieo mầm, làm sinh sôi sự sống tốt đẹp nhưng còn nhiều phần khuất lấp, không soi rọi, lan tỏa hết năng lượng sống tích cực của mình. Tôi nghĩ nhà báo Thái Duy là một người như vậy!
Buồn vì ngay mới hôm kia, tôi và nhà báo Kim Toàn định đến thăm, phỏng vấn cụ Thái Duy cho một bộ phim nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Trong nghề làm báo, cũng như trong cuộc đời của chúng ta, rất nhiều thứ được làm kịp thời. Nhưng có lẽ nhiều hơn thế là những thứ chúng ta luôn để muộn.
***
Nhà báo Thái Duy là một người mê nghề báo bẩm sinh. Từ ngày còn ở làng xã Bắc Giang, cùng với các công tác kháng chiến khác, ông tìm mọi sách báo, kể cả báo chí vùng tạm chiếm để làm những bản tin phát thanh tuyên truyền về tình hình trong nước và thế giới, tuyên truyền thắng lợi của kháng chiến.
Thời kỳ ấy, báo Cứu Quốc là một tờ báo cách mạng phổ biến rộng rãi và có uy tín nhất. Và ông mơ một ngày nào đó được là phóng viên của tờ báo này.
Và ông cứ viết, cứ gửi.
Nhưng hết bài này đến bài khác, tuần này hết tháng khác vẫn bặt vô âm tín. Tuy thế, ông không nản, vẫn cứ viết, cứ gửi. Cho đến một ngày kia, ông nhận được giấy của báo Cứu Quốc mời đến gặp. Người tiếp ông là nhà văn Nam Cao, khi ấy là Thư ký tòa soạn phụ trách mảng Phóng sự. Nhà văn nói thẳng: "Bài của anh viết kém lắm. Tôi nghĩ, anh khó có thể viết báo được nên tôi không trả lời để anh khỏi hy vọng. Thế nhưng rồi anh lại vẫn cứ gửi. Tôi (Nam Cao) nghĩ, không lấy thằng cha này không được, nó gan góc quá, nó bền bỉ quá...".
Thái Duy vào làm báo như thế và Nam Cao chính là người thầy đầu tiên của ông. Đó là năm 1949.
Báo Cứu Quốc hồi đó do Đồng chí Xuân Thủy phụ trách. Báo Cứu Quốc làm báo theo phong cách Bác Hồ, phóng viên viết bài xong thì đọc cho nhau trong tòa soạn, cho cả người dân xung quanh nghe trước, khi đồng bào hiểu đúng, thích nghe thì mới cho đăng. Với cách rèn luyện như vậy, Thái Duy và các cây bút trẻ trưởng thành nhanh chóng.
Hình ảnh nhà báo Thái Duy trong sự kiện vào năm 2023. (Ảnh: Cẩm Thúy)
Tại sao có bút danh Thái Duy?
Khi đã viết thạo rồi, Chủ nhiệm, chủ bút Xuân Thủy "thả" nhà báo Thái Duy theo Đại đoàn 308, nhà báo Chính Yên theo Đại đoàn 312 hàng tháng trời, tự sống, tự viết. Hồi đó, ông Thái Duy thường đi với Trung đoàn do một người tên là Thái Dũng rất anh dũng chỉ huy nên ông lấy tên mình là Thái Duy, như người anh em của Thái Dũng. Cái bút danh Thái Duy nổi tiếng từ đấy cho đến sau nay. Tên khai sinh Trần Công Tấn chỉ còn trong lý lịch.
Thời đó, Thái Duy và Chính Yên đã trở thành những phóng viên chiến tranh, thành nhà báo - chiến sĩ theo cách như vậy.
Mặt trận Dân tộc giải phóng MNVN ra đời. Báo Cứu Quốc ở Miền Bắc cử TBT Trần Phong (tên khai sinh Lê Văn Thơm, bí danh Kỳ Phương) cùng Thái Duy (bí danh Trần Đình Vân) cùng Tống Đức Thắng (Tâm Trí) vượt Trường Sơn sáng lập Báo Giải phóng. Báo Giải phóng ra số đầu ngày 20/12/1964 đã thổi lên hồi kèn xung trận thúc giục quân dân xốc tới đến ngày toàn thắng mùa Xuân 1975.
Trong thời kỳ này, nhà báo Thái Duy đã lập nên một chiến công chói lọi: Hoàn thành tác phẩm Sống như Anh bất hủ, in và phát hành hàng chục triệu bản. Sự bất hủ của Sống như Anh không chỉ là tấm gương ngời sáng của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, tình yêu đẹp đẽ của anh Trỗi - chị Quyên mà còn ở tính tư tưởng, ở những câu văn đẹp ngời sáng chân lý mà chỉ những người sống với tình yêu Tổ quốc, trải đời mình trong những cuộc vệ quốc mới viết được: "Kẻ có tội không phải là tôi, kẻ có tội là bọn Mỹ"; "Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả"...
Các nhà báo của tờ báo Giải Phóng: Thép Mới, Kim Toàn và Thái Duy (từ trái qua) trong một bức ảnh cũ. (Ảnh: NVCC)
Một người có hai bút danh, cả báo chí và văn học đều nổi tiếng như thế rất hiếm.
Về Miền Bắc, nhà báo Thái Duy lại dấn thân vào mặt trận nông nghiệp.
Những năm 1960, 70 của thế kỷ trước, hợp tác xã là biểu tượng của CNXH, nhưng dân vẫn đói dài. Có lần ông theo Đoàn Đại biểu Quốc hội vào Thanh Hóa giám sát. Có người nói: "Dân đói lắm rồi, đến rau má, rau rừng cũng không còn mà ăn nữa!". Ông găm câu ấy vào lòng. Làm sao để nói được lòng dân, để nói lên sự thật mà không đi ngược lại đường lối xây dựng CNXH ở nông thôn? Người cán bộ, người viết phải lựa chọn. Hồi đó, có đồng chí lãnh đạo cao cấp đã lạnh tanh nói: "Nếu thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng thì đốt sách Mác Lê-nin đi. Ai ủng hộ khoán tức là đốt sự nghiệp của mình đi"...
Từ đầu nhiều bờ ruộng, ông suy nghĩ về hiện tượng: Vẫn con người ấy, vẫn mảnh ruộng ấy, tại sao đất 5% lại cho thu hoạch cao hơn ruộng hợp tác? Cốt lõi là ở lợi ích. Từ thực tế khoán chui ở Vĩnh Phú, ở Hải Phòng, ở Nghệ An..., với sự dũng cảm, dám mất tất cả, với những lý lẽ sắc sảo, thực tế không thể chối cãi, các nhà báo Lê Điền, Hữu Thọ, Hồng Duy, Thái Duy... đã góp phần thúc đẩy khoán 100, khoán 10 tạo nên một cuộc cách mạng trong nông nghiệp nông thôn. Nhà báo Hữu Thọ đánh giá: "Nhà báo hăng hái, xông pha trận mạc nhất trong số chúng tôi, chính là Thái Duy"!
Những bài báo của Thái Duy rất mạnh mẽ: Ngọn gió Hải Phòng, Một cuộc cách mạng, Khoán chui hay là chết... không chỉ âm vang chữ nghĩa mà còn góp phần tạo nên một hiệu quả thực tế. Năm 1965, bình quân lương thực cả Miền Bắc chỉ 14kg/người, đã thế hạt gạo chia ba, chia bốn. Sau giải phóng, mỗi năm nước ta phải nhập 2 triệu tấn lương thực. Năm 1988 có khoán 10, chỉ một năm sau, 1989, Việt Nam đạt 21,58 triệu tấn lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo từ đó...
Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại. (Ảnh: NVCC)
***
Người xưa nói "Cái quan định luận". Khi mất, vẫn chưa biết hết công trạng một con người. Tôi tin nhà báo Thái Duy từ lâu không nghĩ tới điều đó. Ông là một nhà báo độc đáo. Chỉ suốt đời làm một tờ báo là báo của Mặt trận, chỉ suốt đời là chân phóng viên trơn... Tôi rất ngạc nhiên, ông vào Đảng năm 1950, đóng góp như thế, tài năng như thế, sao không được đề bạt gì. Gặng hỏi ông mấy lần, ông mới nói: Không phải người ta không quan tâm, mà vì tôi không làm được, không thích làm. Không thích, không làm được thì thôi, để cho người khác có năng lực hơn mình làm. Với tôi, được làm báo là thỏa mãn lắm rồi. Chỉ có một lần tôi làm cán bộ, đó là do Đảng phân công làm Bí thư chi bộ khi người khác chưa đủ điều kiện. Khi chi bộ có nhiều đảng viên, có nhiều người làm được thì thôi.
Khi làm phim về ông, tôi có đưa ra nhiều tiêu đề để ông lựa chọn. Lúc đầu ông bảo tùy các đồng chí. Sau, ông bỏ hết các tên bóng bẩy đi, chấp nhận tên, "Nhà báo Thái Duy, sống và viết". Kết thúc phim, cũng là bài học nghề nghiệp ông dành cho phim tôi làm về ông với nhật xét chỉ vẻn vẹn 2 chữ: Không sai!
Hai chữ thôi, mà tôi nghiệm cả đời cầm bút của mình, chưa làm được!
Sáng nay, lúc 6h20, tôi nhận được tin nhắn của nhà báo Kim Toàn, nguyên phóng viên báo Giải phóng, nguyên TBT báo Hải Phòng: "Cụ Thái Duy mất lúc 9h tối qua rồi. Buồn quá nhà báo Sĩ Đại ơi"!
Buồn quá vì làng báo mất thêm một cây đại thụ.
Buồn vì thế gian vắng thêm một nhân cách lớn.
Nhầ thơ Nguyễn Sĩ Đại trong một lần trò chuyện cùng nhà báo Thái Duy. Ảnh: NVCC
Có những con người mà tài năng và nhân cách giống như một mặt trời, một giống cây quý hiếm có thể gieo mầm, làm sinh sôi sự sống tốt đẹp nhưng còn nhiều phần khuất lấp, không soi rọi, lan tỏa hết năng lượng sống tích cực của mình. Tôi nghĩ nhà báo Thái Duy là một người như vậy!
Buồn vì ngay mới hôm kia, tôi và nhà báo Kim Toàn định đến thăm, phỏng vấn cụ Thái Duy cho một bộ phim nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Trong nghề làm báo, cũng như trong cuộc đời của chúng ta, rất nhiều thứ được làm kịp thời. Nhưng có lẽ nhiều hơn thế là những thứ chúng ta luôn để muộn.
***
Nhà báo Thái Duy là một người mê nghề báo bẩm sinh. Từ ngày còn ở làng xã Bắc Giang, cùng với các công tác kháng chiến khác, ông tìm mọi sách báo, kể cả báo chí vùng tạm chiếm để làm những bản tin phát thanh tuyên truyền về tình hình trong nước và thế giới, tuyên truyền thắng lợi của kháng chiến.
Thời kỳ ấy, báo Cứu Quốc là một tờ báo cách mạng phổ biến rộng rãi và có uy tín nhất. Và ông mơ một ngày nào đó được là phóng viên của tờ báo này.
Và ông cứ viết, cứ gửi.
Nhưng hết bài này đến bài khác, tuần này hết tháng khác vẫn bặt vô âm tín. Tuy thế, ông không nản, vẫn cứ viết, cứ gửi. Cho đến một ngày kia, ông nhận được giấy của báo Cứu Quốc mời đến gặp. Người tiếp ông là nhà văn Nam Cao, khi ấy là Thư ký tòa soạn phụ trách mảng Phóng sự. Nhà văn nói thẳng: "Bài của anh viết kém lắm. Tôi nghĩ, anh khó có thể viết báo được nên tôi không trả lời để anh khỏi hy vọng. Thế nhưng rồi anh lại vẫn cứ gửi. Tôi (Nam Cao) nghĩ, không lấy thằng cha này không được, nó gan góc quá, nó bền bỉ quá...".
Thái Duy vào làm báo như thế và Nam Cao chính là người thầy đầu tiên của ông. Đó là năm 1949.
Báo Cứu Quốc hồi đó do Đồng chí Xuân Thủy phụ trách. Báo Cứu Quốc làm báo theo phong cách Bác Hồ, phóng viên viết bài xong thì đọc cho nhau trong tòa soạn, cho cả người dân xung quanh nghe trước, khi đồng bào hiểu đúng, thích nghe thì mới cho đăng. Với cách rèn luyện như vậy, Thái Duy và các cây bút trẻ trưởng thành nhanh chóng.
Hình ảnh nhà báo Thái Duy trong sự kiện vào năm 2023. (Ảnh: Cẩm Thúy)
Tại sao có bút danh Thái Duy?
Khi đã viết thạo rồi, Chủ nhiệm, chủ bút Xuân Thủy "thả" nhà báo Thái Duy theo Đại đoàn 308, nhà báo Chính Yên theo Đại đoàn 312 hàng tháng trời, tự sống, tự viết. Hồi đó, ông Thái Duy thường đi với Trung đoàn do một người tên là Thái Dũng rất anh dũng chỉ huy nên ông lấy tên mình là Thái Duy, như người anh em của Thái Dũng. Cái bút danh Thái Duy nổi tiếng từ đấy cho đến sau nay. Tên khai sinh Trần Công Tấn chỉ còn trong lý lịch.
Thời đó, Thái Duy và Chính Yên đã trở thành những phóng viên chiến tranh, thành nhà báo - chiến sĩ theo cách như vậy.
Mặt trận Dân tộc giải phóng MNVN ra đời. Báo Cứu Quốc ở Miền Bắc cử TBT Trần Phong (tên khai sinh Lê Văn Thơm, bí danh Kỳ Phương) cùng Thái Duy (bí danh Trần Đình Vân) cùng Tống Đức Thắng (Tâm Trí) vượt Trường Sơn sáng lập Báo Giải phóng. Báo Giải phóng ra số đầu ngày 20/12/1964 đã thổi lên hồi kèn xung trận thúc giục quân dân xốc tới đến ngày toàn thắng mùa Xuân 1975.
Trong thời kỳ này, nhà báo Thái Duy đã lập nên một chiến công chói lọi: Hoàn thành tác phẩm Sống như Anh bất hủ, in và phát hành hàng chục triệu bản. Sự bất hủ của Sống như Anh không chỉ là tấm gương ngời sáng của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, tình yêu đẹp đẽ của anh Trỗi - chị Quyên mà còn ở tính tư tưởng, ở những câu văn đẹp ngời sáng chân lý mà chỉ những người sống với tình yêu Tổ quốc, trải đời mình trong những cuộc vệ quốc mới viết được: "Kẻ có tội không phải là tôi, kẻ có tội là bọn Mỹ"; "Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả"...
Các nhà báo của tờ báo Giải Phóng: Thép Mới, Kim Toàn và Thái Duy (từ trái qua) trong một bức ảnh cũ. (Ảnh: NVCC)
Một người có hai bút danh, cả báo chí và văn học đều nổi tiếng như thế rất hiếm.
Về Miền Bắc, nhà báo Thái Duy lại dấn thân vào mặt trận nông nghiệp.
Những năm 1960, 70 của thế kỷ trước, hợp tác xã là biểu tượng của CNXH, nhưng dân vẫn đói dài. Có lần ông theo Đoàn Đại biểu Quốc hội vào Thanh Hóa giám sát. Có người nói: "Dân đói lắm rồi, đến rau má, rau rừng cũng không còn mà ăn nữa!". Ông găm câu ấy vào lòng. Làm sao để nói được lòng dân, để nói lên sự thật mà không đi ngược lại đường lối xây dựng CNXH ở nông thôn? Người cán bộ, người viết phải lựa chọn. Hồi đó, có đồng chí lãnh đạo cao cấp đã lạnh tanh nói: "Nếu thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng thì đốt sách Mác Lê-nin đi. Ai ủng hộ khoán tức là đốt sự nghiệp của mình đi"...
Từ đầu nhiều bờ ruộng, ông suy nghĩ về hiện tượng: Vẫn con người ấy, vẫn mảnh ruộng ấy, tại sao đất 5% lại cho thu hoạch cao hơn ruộng hợp tác? Cốt lõi là ở lợi ích. Từ thực tế khoán chui ở Vĩnh Phú, ở Hải Phòng, ở Nghệ An..., với sự dũng cảm, dám mất tất cả, với những lý lẽ sắc sảo, thực tế không thể chối cãi, các nhà báo Lê Điền, Hữu Thọ, Hồng Duy, Thái Duy... đã góp phần thúc đẩy khoán 100, khoán 10 tạo nên một cuộc cách mạng trong nông nghiệp nông thôn. Nhà báo Hữu Thọ đánh giá: "Nhà báo hăng hái, xông pha trận mạc nhất trong số chúng tôi, chính là Thái Duy"!
Những bài báo của Thái Duy rất mạnh mẽ: Ngọn gió Hải Phòng, Một cuộc cách mạng, Khoán chui hay là chết... không chỉ âm vang chữ nghĩa mà còn góp phần tạo nên một hiệu quả thực tế. Năm 1965, bình quân lương thực cả Miền Bắc chỉ 14kg/người, đã thế hạt gạo chia ba, chia bốn. Sau giải phóng, mỗi năm nước ta phải nhập 2 triệu tấn lương thực. Năm 1988 có khoán 10, chỉ một năm sau, 1989, Việt Nam đạt 21,58 triệu tấn lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo từ đó...
Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại. (Ảnh: NVCC)
***
Người xưa nói "Cái quan định luận". Khi mất, vẫn chưa biết hết công trạng một con người. Tôi tin nhà báo Thái Duy từ lâu không nghĩ tới điều đó. Ông là một nhà báo độc đáo. Chỉ suốt đời làm một tờ báo là báo của Mặt trận, chỉ suốt đời là chân phóng viên trơn... Tôi rất ngạc nhiên, ông vào Đảng năm 1950, đóng góp như thế, tài năng như thế, sao không được đề bạt gì. Gặng hỏi ông mấy lần, ông mới nói: Không phải người ta không quan tâm, mà vì tôi không làm được, không thích làm. Không thích, không làm được thì thôi, để cho người khác có năng lực hơn mình làm. Với tôi, được làm báo là thỏa mãn lắm rồi. Chỉ có một lần tôi làm cán bộ, đó là do Đảng phân công làm Bí thư chi bộ khi người khác chưa đủ điều kiện. Khi chi bộ có nhiều đảng viên, có nhiều người làm được thì thôi.
Khi làm phim về ông, tôi có đưa ra nhiều tiêu đề để ông lựa chọn. Lúc đầu ông bảo tùy các đồng chí. Sau, ông bỏ hết các tên bóng bẩy đi, chấp nhận tên, "Nhà báo Thái Duy, sống và viết". Kết thúc phim, cũng là bài học nghề nghiệp ông dành cho phim tôi làm về ông với nhật xét chỉ vẻn vẹn 2 chữ: Không sai!
Hai chữ thôi, mà tôi nghiệm cả đời cầm bút của mình, chưa làm được!