Thứ Tư, 8 tháng 11, 2023
Đứng
giữa
cao
nguyên
lộng
gió,
nhìn
thấy
mấy
con
cá
còn
tươi
trong,
lòng
tôi
không
khỏi
miên
man
nhớ
quê
nhà.
Bất
giác,
thấy
môi
mình
mằn
mặn
vị
nhớ
thương.
Một
góc
chợ
cá.
Ảnh:
Tác
giả
cung
cấp
Quê
tôi
vốn
ở
Vũng
Tàu,
một
vùng
biển
ở
tận
phương
Nam
nắng
gió.
Vùng
biển
quê
tôi
vốn
dĩ
rộng
và
trải
dài
như
một
cánh
cung
khổng
lồ.
Chắc
cũng
do
điều
kiện
địa
lý
như
thế
nên
hầu
hết
các
xã
đều
nằm
gối
đầu
sát
mép
con
sóng.
Ở
quê
tôi,
ngoài
những
khu
vườn
chuyên
trồng
hoa
màu
và
lúa
gạo,
thì
biển
lại
đem
về
cho
người
dân
vô
số
tôm
cá
và
muối.
Nghề
chài
lưới
dần
dà
trở
thành
một
nghề
mưu
sinh,
bươn
chải
trong
đời
sống
của
người
dân
sống
tại
các
vùng
ven
biển
duyên
hải
Đông
Nam
Bộ.
Sau
những
chuyến
đánh
bắt,
tàu
thuyền
lại
tấp
nập
vào
ven
bờ
bán
hải
sản.
Cũng
từ
đây,
những
khu
chợ
quê
tự
phát,
chủ
yếu
do
bà
con
trong
làng
buôn
bán,
kiếm
thêm
ít
tiền
mưu
sinh,
lại
được
mở
ra
tấp
nập.
Chợ
nhỏ
ở
quê
tôi
khi
xưa
hoạt
động
ngay
bên
mép
sóng.
Ngay
từ
khi
trời
còn
tờ
mờ
sáng,
khi
những
đoàn
thuyền
đánh
cá
đầu
tiên
cập
bến
mang
theo
biết
bao
loại
hải
sản
vào
bờ
cũng
là
lúc
khu
chợ
quê
tôi
trở
nên
nhộn
nhịp,
tấp
nập
với
vô
số
người
mua
kẻ
bán.
Vào
những
buổi
sáng
tinh
mơ,
khi
binh
minh
vừa
ửng
hồng,
tôi
hay
lon
ton,
cắp
một
cái
rổ
con,
theo
chân
mẹ
đến
khu
chợ
cá
gần
nhà.
Chợ
cá
miền
biển.
Ảnh:
Tác
giả
cung
cấp
Với
nhiều
người
sinh
trưởng
ở
thành
thị,
chợ
cá
không
hẳn
là
một
nơi
thú
vị.
Thế
nhưng
với
đứa
trẻ
sinh
ra
và
lớn
lên
tại
vùng
biển
như
tôi,
khu
chợ
này
là
một
nơi
háo
hức
đến
kỳ
lạ.
Tôi
yêu
cảm
giác
đứng
an
tĩnh
trong
buổi
bình
minh
nơi
góc
chợ
quê
nhìn
các
cô
chú
ngư
dân
chuyển
từng
rổ
cá
biển
lên
bờ
trong
tiếng
đùa
vui
xôn
xao,
tiếng
ngã
giá
mời
chào.
Thi
thoảng,
nghe
thoáng
trong
gió,
tiếng
cá,
tôm
quẫy
mình
tạo
nên
những
âm
thanh
tách
tách,
cực
kỳ
vui
tai.
Vào
những
ngày
đắt
hàng,
những
mặt
hàng
thuỷ
sản
ở
chợ
quê
tôi
lần
lượt
chuyển
hàng
lên
bến
và
dĩ
nhiên
sẽ
có
những
người
mua
đứng
chờ
sẵn.
Mẹ
tôi
thường
kể
lại
rằng
nghề
chài
lưới,
sống
nhờ
biển
khơi
vốn
chẳng
phải
là
một
nghề
an
nhàn.
Từng
rổ
cá
tôm
tươi
trong
được
chuyển
lên
bờ
nhìn
giản
đơn
như
thế
nhưng
lại
in
hằn
biết
bao
nỗi
vất
vả,
cố
gắng
đánh
bắt
suốt
cả
một
đêm
dài
của
các
cô
chú
sống
bằng
nghề
chài
lưới.
Dẫu
vất
vả
là
thế
nhưng
mọi
người
không
ai
có
ý
định
từ
bỏ
vì
nghề
đánh
cá
vốn
là
nghề
truyền
thống
trải
qua
nhiều
thăng
trầm
vẫn
được
các
thế
hệ
trong
gia
đình
kế
thừa
và
gìn
giữ.
Nghề
chài
lưới
đôi
khi
là
nghề
của
cả
một
gia
đình,
vì
hầu
hết
mọi
người
sinh
ra
và
lớn
lên
ở
vùng
biển
đều
mong
muốn
được
gắn
kết
với
biển,
đánh
bắt
nguồn
thực
phẩm
dồi
dào
mà
biển
cả
mang
đến.
Những
người
đàn
ông
khỏe
mạnh
sẽ
phụ
trách
việc
đánh
bắt
xa
bờ,
còn
người
già,
phụ
nữ
và
trẻ
em
sẽ
tập
trung
lo
việc
chài
lưới
gần
bờ
hoặc
chế
biến
sơ
thành
sản
phẩm.
Chắc
cũng
bởi
quanh
năm
làm
bạn
với
biển
nên
những
người
dân
của
làng
chài
quê
tôi
thường
có
nước
da
cháy
nắng,
giọng
nói
lớn
như
muốn
át
tiếng
sóng.
Thi
thoảng,
sống
giữa
phố
thị,
tình
cờ
nghe
được
giọng
của
những
người
đồng
hương
với
một
chút
khàn
khàn
như
có
thanh
sắc
của
sóng
gió
và
cái
vị
mằn
mặn
của
những
hạt
muối
tinh
khôi
thô
mộc
mới
cạo
lên
từ
những
cánh
đồng
muối
nắng
nôi,
tôi
lại
thấy
lòng
mình
nôn
nao
nhiều
nỗi
nhớ
nhà.
Đại
đa
sống
những
vùng
nằm
sát
biển
như
quê
tôi,
nhà
có
người
làm
nghề
chài
lưới
thì
trong
sân
bao
giờ
cũng
chất
ba
tới
bốn
chum
mắm.
Mắm
được
làm
từ
cá
hoặc
ít
con
tôm,
con
tép,
cất
ba
tới
mười
hai
tháng
mới
đem
đi
bán
hoặc
để
ăn
dần.
Mùi
mắm
nồng
nã
giữa
mùi
tanh
đượm
của
biển,
khiến
người
đi
xa
khó
lòng
quên
được.
Ở
Vũng
Tàu,
hải
sản
nhiều
và
đa
dạng
vô
cùng.
Chợ
cá
ở
quê
được
bày
bát
ngát
bên
nhau,
gây
cảm
giác
háo
hức
đến
kỳ
lạ
cho
người
mua.
Chính
bản
thân
tôi,
những
ngày
mới
5,
6
tuổi
theo
mẹ
ra
chợ,
thuộc
làu
làu
từng
con
cá,
con
tôm
mà
giờ
khi
đã
trưởng
thành,
lại
có
lúc
nghễng
ngãng
không
phân
biệt
được
tên
của
các
loại
tôm
và
cá.
Chợ
cá
quê
nhà.
Ảnh:
Tác
giả
cung
cấp
Đầu
tiên
phải
kế
đến
là
loại
cá
chim
có
màu
trắng
đục,
thân
bè
bè
to
như
cái
quạt
nan,
hai
bên
là
lớp
vây
cánh
mỏng
mảnh,
nằm
thoi
thóp
đợi
người
mua.
Có
những
con
cá
chim
to
quá,
độ
chừng
5-7
kg,
thường
được
các
cô
bán
hàng
cắt
ra
thành
từng
khúc
nhỏ.
Thi
thoảng,
mẹ
tôi
lại
dừng
chân
mua
vài
lát
cá
tươi
rói,
để
dành
nấu
canh
chua.
Đứa
trẻ
khi
ấy
là
tôi,
nghĩ
tới
nồi
canh
phả
khói
thơm
phức,
lòng
chợt
háo
hức
đến
khó
tả.
Hoặc
như
cá
cùi
vốn
là
loài
cá
thân
mỏng
và
dẹt,
có
màu
trắng
bạc,
đôi
khi
có
những
chiếc
vây
hắt
lên
một
màu
óng
ánh
mơ
màng,
cũng
khiến
nhiều
đứa
trẻ
háo
hức.
Thời
còn
bé,
tôi
rất
thích
quan
sát
loại
cá
này,
do
vẻ
ngoài
của
nó
nhìn
rất
buồn
cười.
Cá
cùi
cũng
là
loài
cá
rất
rẻ.
Tôi
nhẩm
tính
ra
một
cân
cá,
cũng
phải
được
mươi
mười
lăm
con.
Cá
cùi
được
chế
biến
ngon
nhất
khi
được
kho
mặn.
Mỗi
con
cá
khi
được
kho,
sẽ
được
mẹ
tôi
cắt
tỉ
mỉ
thành
từng
miếng
dài
với
kích
cỡ
bằng
nửa
đốt
tay.
Mặc
dù
khi
kho,
mẹ
tôi
sẽ
cố
tình
kho
cho
kẹo
đắng
lên
để
lúc
ăn,
chúng
tôi
sẽ
dùng
đũa
vẽ
cái
thân
cá
ra
vẫn
đầm
đậm
một
màu
trắng
đục,
nhâm
nhi
từng
miếng
nhỏ
với
cơm
trắng,
hít
hà
cái
mùi
thơm
tho,
khó
tả
và
thật
khó
quên.
Chợ
cá
miền
biển.
Ảnh:
tác
giả
cung
cấp
Thi
thoảng,
tôi
vẫn
còn
nhớ
những
trò
nghịch
ngợm
của
mấy
chị
em
trong
nhà
khi
ăn
cá
cùi
kho
mẹ
nấu.
Cá
khi
được
mẹ
gắp
ra
đĩa,
đứa
nào
cũng
mê
ăn
nên
tranh
nhau
gắp
nhát
cá
to
nhất,
chắc
cũng
vì
thế
mà
càng
về
cuối
nồi
cá
chỉ
còn
lại
những
nhát
đuôi
nhỏ
lắt
nhắt,
vụn
vặt.
Những
lần
ấy,
mẹ
vẫn
rất
hiền
lành,
cho
thêm
ít
tô
mỡ
vào,
đun
lại
trên
bếp,
để
dành
cho
bữa
cơm
chiều.
Chiều
chiều,
khi
đi
học
về
ngửi
thấy
mùi
thơm
quyến
rũ,
ngầy
ngậy
quê
quê
của
cá
cùi
thì
chẳng
còn
gì
thú
vị
bằng.
Cái
mùi
thơm
ấy,
kỳ
lạ
thay,
đã
ám
ảnh
tâm
trí
tôi
như
một
nỗi
nhớ
đeo
đẳng
cho
những
kẻ
xa
quê.
Ngoài
những
món
cá
quen
thuộc,
ốc
móng
tay
cũng
là
loài
hải
sản
rất
được
yêu
thích.
Nom
xa
chúng
sẽ
có
màu
trắng
đục
như
móng
tay,
thân
dèn
dẹt
mỏng
và
vụn,
chỉ
cần
nhẹ
nhàng
bóp
nhẹ
là
cái
móng
có
thể
vỡ
ra.
Kẹp
giữa
hai
cái
móng
là
một
chút
ít
thân
gầy
mỏng
manh,
có
màu
hồng
phai.
Người
ta
gọi
là
con
móng
tay
có
lẽ
do
nhìn
xa
nó
giống
hệt
như
một
cái
móng
tay
nhỏ.
Ốc
móng
tay
sau
khi
được
mẹ
tôi
luộc
lên,
có
mùi
vị
béo
ngậy,
đậm
đà.
Nước
luộc
ốc,
sau
khi
vắt
chanh
và
cho
một
chút
muối
vào,
bọn
trẻ
con
chúng
tôi
sẽ
dùng
làm
canh
hoặc
chan
với
cơm
ăn
thì
còn
gì
bằng.
Nhiều
năm
gần
đây,
đời
sống
ngày
một
đổi
khác,
những
siêu
thị
chuyên
bán
hải
sản
mở
ra
nhiều
khiến
các
phiên
chợ
quê
không
còn
tấp
nập
như
trước.
Dù
thế,
những
người
hoài
cổ
như
tôi
vẫn
yêu
thích
các
phiên
chợ
cá
năm
nào.
Mỗi
khi
có
dịp
về
quê,
tôi
vẫn
thường
thức
dậy
sớm,
men
theo
con
đường
cát,
tìm
đường
ra
chợ
cá.
Dẫu
đôi
khi
bản
thân
chẳng
cần
mua
gì,
chỉ
đứng
lặng
lẽ
nghe
tiếng
người
dân
quê
biển
chào
mời
mua
hàng,
lòng
đã
cảm
thấy
nôn
nao
khó
tả.
Báo
điện
tử
Dân
Việt
mở
chuyên
mục
"Kể
chuyện
làng"
từ
4/3/2020.
Chuyên
mục
dành
cho
tất
cả
các
tác
giả
chuyên
và
không
chuyên
có
tình
yêu
với
làng
quê
và
muốn
chia
sẻ
câu
chuyện
thật
của
mình
với
bạn
đọc.
Bài
viết
phải
chưa
được
đăng
tải
trên
bất
kì
phương
tiện
thông
tin
đại
chúng
hoặc
ấn
phẩm
nào.
Các
tác
giả
vui
lòng
ghi
rõ
họ
tên,
bút
danh
(nếu
có),
địa
chỉ
liên
hệ,
email,
số
điện
thoại,
số
tài
khoản
nhận
nhuận
bút.
Bài
viết
cộng
tác
với
chuyên
mục
"Kể
chuyện
làng"
xin
gửi
về
email:
kechuyenlang@gmail.com;
điện
thoại
liên
hệ:
0903226305.
giữa
cao
nguyên
lộng
gió,
nhìn
thấy
mấy
con
cá
còn
tươi
trong,
lòng
tôi
không
khỏi
miên
man
nhớ
quê
nhà.
Bất
giác,
thấy
môi
mình
mằn
mặn
vị
nhớ
thương.
Một
góc
chợ
cá.
Ảnh:
Tác
giả
cung
cấp
Quê
tôi
vốn
ở
Vũng
Tàu,
một
vùng
biển
ở
tận
phương
Nam
nắng
gió.
Vùng
biển
quê
tôi
vốn
dĩ
rộng
và
trải
dài
như
một
cánh
cung
khổng
lồ.
Chắc
cũng
do
điều
kiện
địa
lý
như
thế
nên
hầu
hết
các
xã
đều
nằm
gối
đầu
sát
mép
con
sóng.
Ở
quê
tôi,
ngoài
những
khu
vườn
chuyên
trồng
hoa
màu
và
lúa
gạo,
thì
biển
lại
đem
về
cho
người
dân
vô
số
tôm
cá
và
muối.
Nghề
chài
lưới
dần
dà
trở
thành
một
nghề
mưu
sinh,
bươn
chải
trong
đời
sống
của
người
dân
sống
tại
các
vùng
ven
biển
duyên
hải
Đông
Nam
Bộ.
Sau
những
chuyến
đánh
bắt,
tàu
thuyền
lại
tấp
nập
vào
ven
bờ
bán
hải
sản.
Cũng
từ
đây,
những
khu
chợ
quê
tự
phát,
chủ
yếu
do
bà
con
trong
làng
buôn
bán,
kiếm
thêm
ít
tiền
mưu
sinh,
lại
được
mở
ra
tấp
nập.
Chợ
nhỏ
ở
quê
tôi
khi
xưa
hoạt
động
ngay
bên
mép
sóng.
Ngay
từ
khi
trời
còn
tờ
mờ
sáng,
khi
những
đoàn
thuyền
đánh
cá
đầu
tiên
cập
bến
mang
theo
biết
bao
loại
hải
sản
vào
bờ
cũng
là
lúc
khu
chợ
quê
tôi
trở
nên
nhộn
nhịp,
tấp
nập
với
vô
số
người
mua
kẻ
bán.
Vào
những
buổi
sáng
tinh
mơ,
khi
binh
minh
vừa
ửng
hồng,
tôi
hay
lon
ton,
cắp
một
cái
rổ
con,
theo
chân
mẹ
đến
khu
chợ
cá
gần
nhà.
Chợ
cá
miền
biển.
Ảnh:
Tác
giả
cung
cấp
Với
nhiều
người
sinh
trưởng
ở
thành
thị,
chợ
cá
không
hẳn
là
một
nơi
thú
vị.
Thế
nhưng
với
đứa
trẻ
sinh
ra
và
lớn
lên
tại
vùng
biển
như
tôi,
khu
chợ
này
là
một
nơi
háo
hức
đến
kỳ
lạ.
Tôi
yêu
cảm
giác
đứng
an
tĩnh
trong
buổi
bình
minh
nơi
góc
chợ
quê
nhìn
các
cô
chú
ngư
dân
chuyển
từng
rổ
cá
biển
lên
bờ
trong
tiếng
đùa
vui
xôn
xao,
tiếng
ngã
giá
mời
chào.
Thi
thoảng,
nghe
thoáng
trong
gió,
tiếng
cá,
tôm
quẫy
mình
tạo
nên
những
âm
thanh
tách
tách,
cực
kỳ
vui
tai.
Vào
những
ngày
đắt
hàng,
những
mặt
hàng
thuỷ
sản
ở
chợ
quê
tôi
lần
lượt
chuyển
hàng
lên
bến
và
dĩ
nhiên
sẽ
có
những
người
mua
đứng
chờ
sẵn.
Mẹ
tôi
thường
kể
lại
rằng
nghề
chài
lưới,
sống
nhờ
biển
khơi
vốn
chẳng
phải
là
một
nghề
an
nhàn.
Từng
rổ
cá
tôm
tươi
trong
được
chuyển
lên
bờ
nhìn
giản
đơn
như
thế
nhưng
lại
in
hằn
biết
bao
nỗi
vất
vả,
cố
gắng
đánh
bắt
suốt
cả
một
đêm
dài
của
các
cô
chú
sống
bằng
nghề
chài
lưới.
Dẫu
vất
vả
là
thế
nhưng
mọi
người
không
ai
có
ý
định
từ
bỏ
vì
nghề
đánh
cá
vốn
là
nghề
truyền
thống
trải
qua
nhiều
thăng
trầm
vẫn
được
các
thế
hệ
trong
gia
đình
kế
thừa
và
gìn
giữ.
Nghề
chài
lưới
đôi
khi
là
nghề
của
cả
một
gia
đình,
vì
hầu
hết
mọi
người
sinh
ra
và
lớn
lên
ở
vùng
biển
đều
mong
muốn
được
gắn
kết
với
biển,
đánh
bắt
nguồn
thực
phẩm
dồi
dào
mà
biển
cả
mang
đến.
Những
người
đàn
ông
khỏe
mạnh
sẽ
phụ
trách
việc
đánh
bắt
xa
bờ,
còn
người
già,
phụ
nữ
và
trẻ
em
sẽ
tập
trung
lo
việc
chài
lưới
gần
bờ
hoặc
chế
biến
sơ
thành
sản
phẩm.
Chắc
cũng
bởi
quanh
năm
làm
bạn
với
biển
nên
những
người
dân
của
làng
chài
quê
tôi
thường
có
nước
da
cháy
nắng,
giọng
nói
lớn
như
muốn
át
tiếng
sóng.
Thi
thoảng,
sống
giữa
phố
thị,
tình
cờ
nghe
được
giọng
của
những
người
đồng
hương
với
một
chút
khàn
khàn
như
có
thanh
sắc
của
sóng
gió
và
cái
vị
mằn
mặn
của
những
hạt
muối
tinh
khôi
thô
mộc
mới
cạo
lên
từ
những
cánh
đồng
muối
nắng
nôi,
tôi
lại
thấy
lòng
mình
nôn
nao
nhiều
nỗi
nhớ
nhà.
Đại
đa
sống
những
vùng
nằm
sát
biển
như
quê
tôi,
nhà
có
người
làm
nghề
chài
lưới
thì
trong
sân
bao
giờ
cũng
chất
ba
tới
bốn
chum
mắm.
Mắm
được
làm
từ
cá
hoặc
ít
con
tôm,
con
tép,
cất
ba
tới
mười
hai
tháng
mới
đem
đi
bán
hoặc
để
ăn
dần.
Mùi
mắm
nồng
nã
giữa
mùi
tanh
đượm
của
biển,
khiến
người
đi
xa
khó
lòng
quên
được.
Ở
Vũng
Tàu,
hải
sản
nhiều
và
đa
dạng
vô
cùng.
Chợ
cá
ở
quê
được
bày
bát
ngát
bên
nhau,
gây
cảm
giác
háo
hức
đến
kỳ
lạ
cho
người
mua.
Chính
bản
thân
tôi,
những
ngày
mới
5,
6
tuổi
theo
mẹ
ra
chợ,
thuộc
làu
làu
từng
con
cá,
con
tôm
mà
giờ
khi
đã
trưởng
thành,
lại
có
lúc
nghễng
ngãng
không
phân
biệt
được
tên
của
các
loại
tôm
và
cá.
Chợ
cá
quê
nhà.
Ảnh:
Tác
giả
cung
cấp
Đầu
tiên
phải
kế
đến
là
loại
cá
chim
có
màu
trắng
đục,
thân
bè
bè
to
như
cái
quạt
nan,
hai
bên
là
lớp
vây
cánh
mỏng
mảnh,
nằm
thoi
thóp
đợi
người
mua.
Có
những
con
cá
chim
to
quá,
độ
chừng
5-7
kg,
thường
được
các
cô
bán
hàng
cắt
ra
thành
từng
khúc
nhỏ.
Thi
thoảng,
mẹ
tôi
lại
dừng
chân
mua
vài
lát
cá
tươi
rói,
để
dành
nấu
canh
chua.
Đứa
trẻ
khi
ấy
là
tôi,
nghĩ
tới
nồi
canh
phả
khói
thơm
phức,
lòng
chợt
háo
hức
đến
khó
tả.
Hoặc
như
cá
cùi
vốn
là
loài
cá
thân
mỏng
và
dẹt,
có
màu
trắng
bạc,
đôi
khi
có
những
chiếc
vây
hắt
lên
một
màu
óng
ánh
mơ
màng,
cũng
khiến
nhiều
đứa
trẻ
háo
hức.
Thời
còn
bé,
tôi
rất
thích
quan
sát
loại
cá
này,
do
vẻ
ngoài
của
nó
nhìn
rất
buồn
cười.
Cá
cùi
cũng
là
loài
cá
rất
rẻ.
Tôi
nhẩm
tính
ra
một
cân
cá,
cũng
phải
được
mươi
mười
lăm
con.
Cá
cùi
được
chế
biến
ngon
nhất
khi
được
kho
mặn.
Mỗi
con
cá
khi
được
kho,
sẽ
được
mẹ
tôi
cắt
tỉ
mỉ
thành
từng
miếng
dài
với
kích
cỡ
bằng
nửa
đốt
tay.
Mặc
dù
khi
kho,
mẹ
tôi
sẽ
cố
tình
kho
cho
kẹo
đắng
lên
để
lúc
ăn,
chúng
tôi
sẽ
dùng
đũa
vẽ
cái
thân
cá
ra
vẫn
đầm
đậm
một
màu
trắng
đục,
nhâm
nhi
từng
miếng
nhỏ
với
cơm
trắng,
hít
hà
cái
mùi
thơm
tho,
khó
tả
và
thật
khó
quên.
Chợ
cá
miền
biển.
Ảnh:
tác
giả
cung
cấp
Thi
thoảng,
tôi
vẫn
còn
nhớ
những
trò
nghịch
ngợm
của
mấy
chị
em
trong
nhà
khi
ăn
cá
cùi
kho
mẹ
nấu.
Cá
khi
được
mẹ
gắp
ra
đĩa,
đứa
nào
cũng
mê
ăn
nên
tranh
nhau
gắp
nhát
cá
to
nhất,
chắc
cũng
vì
thế
mà
càng
về
cuối
nồi
cá
chỉ
còn
lại
những
nhát
đuôi
nhỏ
lắt
nhắt,
vụn
vặt.
Những
lần
ấy,
mẹ
vẫn
rất
hiền
lành,
cho
thêm
ít
tô
mỡ
vào,
đun
lại
trên
bếp,
để
dành
cho
bữa
cơm
chiều.
Chiều
chiều,
khi
đi
học
về
ngửi
thấy
mùi
thơm
quyến
rũ,
ngầy
ngậy
quê
quê
của
cá
cùi
thì
chẳng
còn
gì
thú
vị
bằng.
Cái
mùi
thơm
ấy,
kỳ
lạ
thay,
đã
ám
ảnh
tâm
trí
tôi
như
một
nỗi
nhớ
đeo
đẳng
cho
những
kẻ
xa
quê.
Ngoài
những
món
cá
quen
thuộc,
ốc
móng
tay
cũng
là
loài
hải
sản
rất
được
yêu
thích.
Nom
xa
chúng
sẽ
có
màu
trắng
đục
như
móng
tay,
thân
dèn
dẹt
mỏng
và
vụn,
chỉ
cần
nhẹ
nhàng
bóp
nhẹ
là
cái
móng
có
thể
vỡ
ra.
Kẹp
giữa
hai
cái
móng
là
một
chút
ít
thân
gầy
mỏng
manh,
có
màu
hồng
phai.
Người
ta
gọi
là
con
móng
tay
có
lẽ
do
nhìn
xa
nó
giống
hệt
như
một
cái
móng
tay
nhỏ.
Ốc
móng
tay
sau
khi
được
mẹ
tôi
luộc
lên,
có
mùi
vị
béo
ngậy,
đậm
đà.
Nước
luộc
ốc,
sau
khi
vắt
chanh
và
cho
một
chút
muối
vào,
bọn
trẻ
con
chúng
tôi
sẽ
dùng
làm
canh
hoặc
chan
với
cơm
ăn
thì
còn
gì
bằng.
Nhiều
năm
gần
đây,
đời
sống
ngày
một
đổi
khác,
những
siêu
thị
chuyên
bán
hải
sản
mở
ra
nhiều
khiến
các
phiên
chợ
quê
không
còn
tấp
nập
như
trước.
Dù
thế,
những
người
hoài
cổ
như
tôi
vẫn
yêu
thích
các
phiên
chợ
cá
năm
nào.
Mỗi
khi
có
dịp
về
quê,
tôi
vẫn
thường
thức
dậy
sớm,
men
theo
con
đường
cát,
tìm
đường
ra
chợ
cá.
Dẫu
đôi
khi
bản
thân
chẳng
cần
mua
gì,
chỉ
đứng
lặng
lẽ
nghe
tiếng
người
dân
quê
biển
chào
mời
mua
hàng,
lòng
đã
cảm
thấy
nôn
nao
khó
tả.
Báo
điện
tử
Dân
Việt
mở
chuyên
mục
"Kể
chuyện
làng"
từ
4/3/2020.
Chuyên
mục
dành
cho
tất
cả
các
tác
giả
chuyên
và
không
chuyên
có
tình
yêu
với
làng
quê
và
muốn
chia
sẻ
câu
chuyện
thật
của
mình
với
bạn
đọc.
Bài
viết
phải
chưa
được
đăng
tải
trên
bất
kì
phương
tiện
thông
tin
đại
chúng
hoặc
ấn
phẩm
nào.
Các
tác
giả
vui
lòng
ghi
rõ
họ
tên,
bút
danh
(nếu
có),
địa
chỉ
liên
hệ,
email,
số
điện
thoại,
số
tài
khoản
nhận
nhuận
bút.
Bài
viết
cộng
tác
với
chuyên
mục
"Kể
chuyện
làng"
xin
gửi
về
email:
kechuyenlang@gmail.com;
điện
thoại
liên
hệ:
0903226305.