• Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

    Đây là hoạt động nhằm kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022); kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962 – 5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977 – 18/7/2022).

    Tham chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng; các Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Nghệ An; các mẹ Việt Nam Anh hùng; các thương binh, bệnh binh và thân nhân các gia đình Liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.

    "Bản hùng ca bất diệt" - khúc tráng ca trong không gian Nghĩa trang quốc tế Việt Lào - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu trong chương trình. (Ảnh: Nam Nguyễn)

    Phát biểu tại Chương trình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, "Bản hùng ca bất diệt" không chỉ đơn thuần là chương trình nghệ thuật mà còn là biểu hiện của văn hóa tri ân, là khúc tráng ca kính dâng các anh hùng liệt sĩ dịp 27/7.

    "Bản hùng ca bất diệt" khẳng định quy mô với sự tham gia của  hơn 300 nghệ sĩ, diễn viên thuộc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Trường Đại học VHNT Quân đội, Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam...

    Chương trình được chia làm 3 chương lớn: Chương 1 - "Bản hùng ca bất tử" gồm các ca khúc: "Đất nước bên bờ sóng", "Đất mẹ"... khơi gợi tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc nồng nàn, mãnh liệt...

    "Bản hùng ca bất diệt" - khúc tráng ca trong không gian Nghĩa trang quốc tế Việt Lào - Ảnh 2.

    Một tiết mục trong chương trình "Bản hùng ca bất diệt". (Ảnh: Nam Nguyễn).

    "Bản hùng ca bất diệt" - khúc tráng ca trong không gian Nghĩa trang quốc tế Việt Lào - Ảnh 3.

    Tiết mục "Biết ơn chị Võ Thị Sáu". (Ảnh: Nam Nguyễn)

    Chương 2 mang tên "Những chiến binh bất tử" gồm các ca khúc tái hiện lại không khí lịch sử suốt hai cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc: Nắng ấm về trên Tổ quốc, Khí phách Việt Nam, Bế Văn Đàn sống mãi, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Cô gái mở đường, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Đường Trường Sơn xe anh qua, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Tiễn anh đi trong câu hát quê nhà, Những cánh hoa bất tử, Miền xa thẳm, Khúc tráng ca đồng đội ơi, Lời ru cỏ non, Giọt phù sa...  Trong đó, hình ảnh người lính đứng bên bia mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - Lào hát gọi đồng đội được phát trên màn hình lớn khiến nhiều khán giả xúc động, tạo nên khoảng lặng đầy giá trị của chương trình. 

    "Bản hùng ca bất diệt" - khúc tráng ca trong không gian Nghĩa trang quốc tế Việt Lào - Ảnh 4.

    Một cụ bà rơi nước mắt khi xem chương trình "Bản hùng ca bất diệt". (Ảnh: Nam Nguyễn)

    Chương cuối cùng - "Khát vọng non sông" với "Bài ca không quên", "Vết chân tròn trên cát", "Việt Nam tươi đẹp", "Tôi tự hào là tương lai Việt Nam"... mang lại cái kết đẹp cho chương trình. Các ca khúc khẳng định một Việt Nam mạnh mẽ, quật cường, dù còn ở đó những vết tích, những đau thương của một thời khói bom, đạn lửa.

    Tôi tự hào là tương lai Việt Nam - Bảo Trâm và các nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình. Clip: VTV.

    Với cách dàn dựng kỹ lưỡng, chu đáo về cả nội dung và hình thức, chương trình tạo mở ra một không gian nghệ thuật đầy cảm xúc, thể hiện tình cảm biết ơn với những lớp người đi trước, thế hệ chiụ nhiều hi sinh, mất mát. "Bản hùng ca bất diện" cũng một lần nữa thể hiện sự trân trọng đối với quá khứ anh hùng, cũng như niềm tin vào tương lai của dân tộc.

    Bài viết "Bản hùng ca bất diệt" - khúc tráng ca tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hòa vào núi sông được tổng hợp nguồn từ Internet, Hay để lại ý kiến của bạn sau bài viết này

    Leave a Reply

    Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

  • - Copyright © Giải Trí Việt Nam - Powered by Blogger - Designed by Jthietkesitedep.com -