Phim Spotlight (2015)
Bộ phim đoạt giải Phim hay nhất Oscar năm 2016. Bộ phim tái hiện lại câu chuyện có thật về các linh mục phạm vào tội quấy rối tình dục hơn 80 trẻ em ở Mỹ vào năm 2001. Tờ Boston Globe đã thuê một nhóm phóng viên – nhóm của Marty lần theo manh mối để tìm ra sự thật khủng khiếp ấy. Cuối cùng sự thật được phơi bày.
Tuy nhiên, những linh mục ấy chỉ bị giáo huấn và chuyển đến một nơi khác, không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý gì. Nhóm của Marty đã thu thập đầy đủ bằng chứng và tố cáo những người xấu xa đó, buộc họ phải chịu trách nhiệm trước tòa.
Nhà phê bình Justin Chang của Variety gọi bộ phim là "một bản tường thuật chi tiết được kiểm soát tuyệt vời và hấp dẫn về cuộc điều tra đoạt giải Pulitzer của Boston Globe về các vụ bê bối ấu dâm lan rộng và những vụ che đậy sau đó trong nhà thờ công giáo".
Joe Morgenstern của The Wall Street Journal cho rằng: "Đây là bộ phim hay nhất của năm cho đến nay và là một bộ phim hiếm hoi trong số vô số kịch bản được cho là dựa trên các sự kiện thực tế". Bên cạnh giải Phim hay nhất, Spotlight còn giành thêm 1 giải Oscar cho Kịch bản gốc xuất sắc, cùng đề cử ở các hạng mục diễn xuất.
Phim Bombshell (2019)
Bombshell là câu chuyện về 3 nữ phóng viên của kênh truyền hình Fox News cùng với những phụ nữ dũng cảm khác đứng lên vạch trần việc Roger Ailes - ông trùm truyền thông, người quyền lực bậc nhất tại Fox News đã lạm dụng tình dục họ trong suốt thời gian hơn 10 năm qua.
Todd McCarthy của The Hollywood Reporter ca ngợi phim: "Các diễn viên nhập vai tuyệt vời, sống động bởi những cuộc đối thoại và chủ đề xuyên thẳng vào vấn nạn quấy rối tình dục công sở".
Kevin Maher của tờ The Times đã cho bộ phim 4/5 sao kèm nhận định: "Phim là một màn châm biếm kịp thời về chủ đề tấn công và quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trong khi khá nhiều người không bao giờ để ý đến hậu quả tàn khốc của nó".
Phim The Celebration (1998)
Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về doanh nhân 60 tuổi Helges. Trong buổi sinh nhật lần thứ 60 của ông, con trai cả Christian đã tố cáo cha bạo hành tình dục mình và đứa em gái song sinh là Linda khi hai người còn nhỏ. Trước đó, Linda đã tự tử không rõ lý do và chỉ để lại bức thư tuyệt mệnh kể về hành vi đồi bại của người cha đáng kính cho em gái là Helene cất giữ.
Đáng nói hơn là người mẹ cũng biết chuyện nhưng chỉ im lặng mà không hề đưa ra bất kỳ hành động phản đối nào. Bộ phim này đã gây được tiếng vang lớn và nhận được rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ tại châu Âu, trong đó có giải Ban giám khảo tại Liên hoan phim Cannes 1998.
Ý tưởng của phim bắt nguồn từ trong 1 show truyền thanh trên kênh P1 của đài truyền thông Đan Mạch phát sóng ngày 28/3/1996, một chàng trai tên Allan khoảng 34 tuổi, ở vùng nam Jutland. Anh chàng này đã kể cho người dẫn chương trình Keld Koplev về người cha của mình là chủ một khách sạn đã lạm dụng tình dục anh và người em gái song sinh. Thomas Vinterberg nghe được show đó, bèn tìm gặp nhà viết kịch bản Mogens Rukov. Hai người đã cộng tác viết ra cốt truyện phim The Celebration.
Phim Don't cry, Mommy (2012)
Don't cry, Mommy dựa trên một vụ án có thật làm "dậy sóng" dư luận Hàn Quốc vào năm 2004. Đó là vụ cưỡng hiếp tập thể nghiêm trọng xảy ra tại Miryang, Nam Gyeong Sang. Nạn nhân là nữ sinh mới chỉ 15 tuổi và thủ phạm là 41 nam sinh.
Bộ phim đã lột trần những lỗ hổng và bất cập của pháp luật Hàn Quốc. Vì thế lực của gia đình các nam sinh trên, tòa án đã không đưa ra phán quyết thỏa đáng. Trong khi nạn nhân bị lộ danh tính, trở thành trò đùa trên mạng thì 41 tội phạm lại sống yên ổn. Chỉ một năm sau, đám thanh niên kia trở lại cuộc sống bình thường, thậm chí có người sau nhiều năm còn trở thành cảnh sát.
Vào thời điểm ra mắt, Don't cry Mommy đã tạo ra một làn sóng dư luận khá mạnh mẽ trong xã hội. Sau bộ phim, những thông tin về vụ án năm xưa đã được cộng đồng lật lại và theo dõi triệt để. Có thể nói với tác phẩm của mình, đạo diễn Kim Yong Han đã hoàn thành tốt sứ mệnh của một bộ phim trong vai trò cảnh tỉnh và lên án tội ác trong xã hội, không để cho chúng có cơ hội ẩn mình trong lớp bụi thời gian và biến mất trong tâm trí của người đời.
Phim Confirmation (2016)
Dựa trên sự kiện có thật gây "rúng động" trong cộng đồng người da màu, Confirmationxoay quanh vụ điều trần của thẩm phán Clarence Thomas về việc quấy rối tình dục cựu nhân viên Anita Hill cách đây hàng chục năm.
Nhân vật chính sau 10 năm im lặng chịu đựng, cô cuối cùng đã tố cáo cấp trên đã có hành động xấu xa quấy rối tình dục mình. Khi đó, Anita Hill đã là một Giáo sư đại học, còn Clarence Thomas – cấp trên của cô đang bước những bước cuối cùng tới vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Phim Confirmation được dựa trên vụ việc gây "rúng động" cách đây hàng chục năm. Nguồn: HBO
Bên cạnh đó, phim còn khai thác triệt để khía cạnh truyền thông có thể thổi bùng sự việc lên đến cỡ nào. Dù rằng Anita có thắng cuộc trong vụ kiện đó thì liệu cuộc sống của cô và những người xung quanh cô còn được yên bình như trước?
Bởi đã có quá nhiều sự chú ý, quá nhiều ý kiến hay sự ngờ vực dành cho cả nạn nhân lẫn kẻ xâm hại. Chuyên trang Rotten Tomatoes dành lời khen ngợi cho bộ phim: "Một màn trình diễn ấn tượng vượt qua cả ranh giới của một tác phẩm điện ảnh đã làm cho chủ đề hướng tới vấn nạn quấy rối tình dục không hề bị lỗi thời".
- Home>
- tin tc giai tri , tin tuc , tin tuc 24h >
- Những bộ phim gây ám ảnh vì dựa vào vụ án ấu dâm, quấy rối tình dục có thật